Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết với 6 cách đơn giản

Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc của người bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết với 6 cách đơn giản

Bệnh viêm mũi dị ứng cần phải điều trị dứt điểm, nếu không dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm phế quản co thắt, hen phế quản, viêm họng – viêm thanh quản do phải thở bằng miệng… vì vậy, việc phòng tránh cũng như lựa chọn những phương pháp thích hợp để điều trị dứt điểm căn bệnh này cần được người bệnh ý thức rõ ràng, chủ động điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

viem-mui-di-ung-thoi-tiep

1. Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng là gì?

+ Thường xuất hiện thành từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị nguyên

+ Ngứa mũi, ngứa cả hai bên, có thể lan sâu vào trong xoang, ngứa lên mắt, ngứa xuống họng, ngứa da ống tai ngoài

+ Hắt hơi từng tràng, không kiểm soát được. Ở trẻ nhỏ đôi khi không hắt hơi mà chỉ ngạt, tắc mũi.

+ Chảy giàn giụa nước mắt, nước mũi trong như nước lã. Trong một số trường hợp còn kèm theo các bệnh về tiêu hóa như trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy…

+ Ngạt mũi ở các mức độ khác nhau, ngạt từng lúc hoặc ngạt cả 2 bên

+ Đau đầu, mệt mỏi

Khám lâm sàng thấy:

+ Niêm mạc mũi nề sũng, màu nhợt nhạt, có thể mầu tím

+ Cuốn mũi phù nề, ngạt tắc mũi

+ Sàn mũi, khe giữa ướt, có dịch nhầy

+ Có thể gặp các dị hình ở mũi như vẹo vách ngăn, dị hình ở các khe cuốn mũi..Các yếu tố này làm tăng tình trạng của bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Bụi bặm, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc, hóa chất, mỹ phẩm…

Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu: thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí…

Các loại vi khuẩn gây bệnh

Cơ địa nhạy cảm

Sức đề kháng của cơ thể không đủ kháng chống lại vi khuẩn sâm nhập và làm suy giảm miễn dịch

>> Đọc thêm:Thuốc chữa viêm xoang

3. 6 cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết đơn giản

1. Gừng tươi

Chuẩn bị:

+ 50g gừng tươi

+ 50g củ hành ta

+ 2 muỗng giấm ăn

Cách làm:

+ Gừng và hành đem rửa sạch, sau đó giã nhuyễn

+ Cho 2 muỗng giấm ăn vào trộn đều, sau đó cho vào tô hoặc nồi nước thật nóng để xông mũi, họng

+ Hít thật sâu hơi nước bốc lên từ nước chế biến trên, để hơi đi vào mũi, miệng

2. Sáp ong

Chuẩn bị:

viem-mui-di-ung-thoi-tiep

+ Sáp ong rừng

Cách làm:

+ Sáp ong rừng để lên trên vật dụng có chứa than cho bốc hơi

+ Dùng bìa giấy cứng cuốn lại thành hình cái phễu để xông hơi lên mũi

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y tại: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng

3. Hạt rau hẹ

Chuẩn bị:

+ 30g hạt rau hẹ

+ 30g vị thuốc thiên niên kiện

Cách làm:

+ Giã nhõ 2 nguyên liệu trên rồi đem trộn lại với nhau

+ Để vào 1 bát nước nóng sau đó xông hơi lên mũi

4. Bạc hà

Chuẩn bị:

viem-mui-di-ung-thoi-tiep

+ 5g bạc hà

+ 5g bạch chi

+ 10g thương nhĩ tử

+ 10g tân di hoa

+ 3 củ hành tươi

+ 5g trà diệp

Cách làm:

+ Các nguyên liệu trên đem nấu sôi với khoảng 500ml nước, dùng để uống trong ngày, uống khi còn ấm

5. Cỏ hôi

+ Lấy một ít cỏ hôi rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để nhỏ mũi

+ Thực hiện ngày 3 lần

6. Bí đao

Chuẩn bị:

+ Vỏ bí đao tươi

+ Dây mướp (lấy đoạn gần gốc)

+ 50g thuốc ý dĩ

+ 2 lít nước

Cách làm:

+ Đem tất cả những nguyên liệu trên nấu chín, dùng để uống trong ngày

+ Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi người bệnh có các triệu chứng chảy nước mũi nhiều

>> Đọc thêm: Các mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm xoang