Chữa viêm mũi dị ứng với 4 bài thuốc từ tỏi siêu hiệu quả

Dị ứng là một phản ứng của cơ thể khi có độc tố xâm hại, đặc biệt là qua đường hô hấp, khi đó cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại các kháng nguyên, phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamine, đây là một chất gây nên bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến với mọi người. Bệnh viêm mũi để lâu ngày không được chữa trị sẽ chuyển thành viêm xoang khó điều trị. Vì vậy, cách chữa căn bệnh này là mối quan tâm của rất nhiều người. Có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng và một trong những cách được nhiều người áp dụng đó là chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 4 cách dùng tỏi để trị dứt điểm và phòng ngừa chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, mời các bạn cùng theo dõi!

Chữa viêm mũi dị ứng với 4 bài thuốc từ tỏi siêu hiệu quả

Công dụng của tỏi trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp

chua-viem-mui-di-ung

Tỏi không chỉ là phụ gia quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày mà nó còn là một trong những loại thuốc tự nhiên thần kỳ đặc biệt trong chữa trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp, an toàn mà vô cùng hiệu quả. Theo các chuyên gia, trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên allicin có tác dụng tiêu diệt các virus gây bệnh.

Tinh dầu tỏi có chứa nhiều thành phần như: glucogen, fitconxit giúp sát trùng, chống viêm nhiễm… có tác dụng rất lớn trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da, các bệnh về đường tiêu hóa và đặc biệt là chữa trị viêm mũi dị ứng. Tỏi sẽ làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi…

Tỏi được biết đến là rất an toàn dù ở bất kỳ hình thức nào. Có thể sử dụng tỏi tươi hoặc bột tỏi để thêm vào các món súp, xào, chiên, thậm chí ăn sống. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ, chỉ nên dùng 1 đến 2 tép tỏi một ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

4 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Bài thuốc 1: Tỏi tươi

chua-viem-mui-di-ung

Với cách sử dụng tỏi tươi để trị chứng viêm mũi dị ứng, bạn có thể ăn tỏi tươi hoặc ép tỏi lấy dịch.

Cách thức thực hiện như sau: Sử dụng 2 tép tỏi tươi đã bóc vỏ, rửa sạch, ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi khi bị viêm mũi dị ứng.

Mỗi ngày không nên ăn quá nhiều tỏi sẽ gây nóng trong người, nổi mụn.

Bài thuốc 2: Rượu tỏi

chua-viem-mui-di-ung

Cách này kỳ công và mất thời gian hơn một chút, nhưng bạn có thể lưu trữ để sử dụng trong nhiều ngày.

Cách làm rượu tỏi trị viêm mũi dị ứng như sau:

  • Dùng 2 – 3 lạng tỏi khô đã bóc vỏ đem thái nhỏ hoặc giã nát
  • Cho vào ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng
  • Bảo quản ở nơi thoáng mát trong khoảng 10 ngày (Lưu ý: Thỉnh thoảng lại lắc chai rượu để tỏi và rượu ngấm đều)
  • Sau khoảng 10 ngày, hỗn hợp rượu tỏi sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu nghệ là có thể sử dụng.

Mỗi ngày uống khoảng 80 giọt, chia làm 2 lần sáng tối. Bạn có thể chuẩn bị trước để có thể sử dụng cho những lần mắc bệnh nếu hay mắc bệnh cảm cúm, viêm mũi dị ứng.

>> Xem thêm: Bí quyết làm trà hoa cúc mật ông điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Bài thuốc 3: Tỏi và mật ong

chua-viem-mui-di-ung

Tỏi và mật ong là 2 bài thuốc tự nhiên được dùng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Để có thể chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong, bạn cần chuẩn bị khoảng 2 củ tỏi và một chén mật ong.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn đem tỏi đi bóc vỏ, rửa sạch rồi giã hoặc ép lấy nước cốt tỏi.
  • Sau đó đem pha nước cốt tỏi cùng mật ong với tỷ lệ 1:2  
  • Khuấy đều để được hỗn hợp đồng nhất.

Mỗi ngày 3 lần, bạn lấy bông vô trùng thấm một ít hỗn hợp mật ong và tỏi rồi nhét vào mũi. Thực hiện trong 3 – 5 ngày thì bạn sẽ thấy mũi hết viêm.

Bài thuốc 4: Tỏi và dầu vừng

chua-viem-mui-di-ung

Bài thuốc này có cách thực hiện cũng tương tự như sử dụng tỏi và mật ong:

  • Dùng tỏi giã nát ra rồi vắt lấy nước
  • Trộn đều nước ép tỏi với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1

Trước khi sử dụng hỗn hợp trên, dùng nước muối để vệ sinh mũi, lau sạch chất dịch trong mũi. Kế đó, dùng bông thấm hỗn hợp tỏi – dầu vừng và nhét vào mũi. Kiên trì thực hiện để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Lời khuyên của bác sĩ khi chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Thuốc chữa bệnh dù là thuốc gì đi nữa thì luôn được ví như con dao hai lưỡi, vì biết cách dùng đúng thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi nếu không sẽ ngược lại tác dụng của thuốc. Tỏi cũng vậy nên khi dùng chữa bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không nên ăn quá nhiều tỏi hoặc uống nhiều rượu tỏi khi bạn đang mắc bệnh về máu vì tỏi có thể làm loãng máu.
  • Không nên lạm dụng tỏi khi đang dùng các thuốc trị bệnh tiểu đường, chẳng hạn như các loại thuốc uống làm hạ đường huyết hoặc mắc bệnh về đường tiêu hóa hay chuẩn bị phẫu thuật vì tỏi có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu.

Với những bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, hi vọng các bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh gây nhiều phiền toái này. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!

Đọc thêm: Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng