Đồ uống tốt cho phòng ngừa và chữa bệnh viêm xoang

Môi trường ngày càng ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến những bệnh về đường hô hấp ngày càng gia tăng. Một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất phải kể đến bệnh viêm xoang.  Ngoài môi trường ô nhiễm thì viêm mũi, cảm, viêm họng cũng có thể biến chứng thành viêm xoang. Để điều trị bệnh viêm xoang dứt điểm người bệnh cần kiên trì và điều trị đúng cách. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chữa viêm xoang thì chế độ dinh dưỡng mà người bệnh bổ sung hàng ngày cũng vô cùng quan trọng. Hôm nay, xoangquythanh sẽ chia sẻ đến các bạn những loại đồ uống rất ngon mà lại có tác dụng phòng ngừa và chữa viêm xoang rất tốt, các bạn cùng theo dõi nhé!

Đồ uống tốt cho phòng ngừa và chữa bệnh viêm xoang

I/ Đồ uống giúp phòng chữa bệnh viêm xoang

1. Nước gừng

Theo y học, gừng có công dụng giảm đau, kháng viêm, khử trùng khử độc, phòng chữa cảm mạo, trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi. Chính vì vậy, nước uống từ gừng khi thời tiết giao mùa có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt phòng chống và điều trị viêm xoang.

do-uong-phong-ngua-và-chua-benh-viem-xoang

Trà gừng: Hãm trà khô cùng với gừng tươi và uống đều đặn 2 đến 4 tách trà gừng trong ngày sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở.

Canh gừng: Gừng sấy khô 10g, cam thảo nước 20g. Lấy hai vị thuốc trên sắc nước uống, mỗi ngày một thang, buổi sáng, buổi tối mỗi buổi một nửa sẽ có tác dụng giúp làm ấm cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống vi khuẩn gây cảm cúm, viêm xoang;

2. Trà hoa cúc

do-uong-phong-ngua-và-chua-benh-viem-xoang

Hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm.

Trà hoa cúc: Công thức dành cho 2 người: 50g hoa cúc khô, 1,5 lít nước, một vài nhánh cam thảo.

Đun sôi nước sau đó thả hoa cúc và rễ cam thảo vào nồi đun trong khoảng 3 – 5 phút, không nên đun quá lâu sau đó chắt nước uống như trà. Cho một chút đường vào trà hoa cúc theo độ ngọt nhạt của sở thích. Dùng trà hoa cúc lúc đang còn nóng ấm sẽ tốt cho phòng và điều trị bệnh viêm xoang.

>> Xem thêm: Tổng hợp những món ăn tốt cho người bệnh viêm xoang mũi

3. Canh táo đỏ

do-uong-phong-ngua-và-chua-benh-viem-xoang

Táo đỏ có tính giữ nhiệt, vị cam, giầu chất dinh dưỡng, bởi chứa các thành phần như: prôtêin, lipit, đường, can xi, phốt pho, sắt, và nhiều loại vi ta min A,C, B1, B2, carotene…

Vào mùa thu và mùa xuân, thời tiết lúc ấm lúc lạnh, ta có thể dùng canh lá dâu thêm 10 quả táo đỏ uống thay trà để tránh cảm cúm, thương hàn. Vào mùa đông, thời tiết lạnh căm, có thể dùng canh táo đỏ (10 quả) và gừng để giữ ấm và bổ dưỡng phế âm, thông mũi, phòng trị viêm xoang. Hoặc bạn có thể dùng 10 quả táo đỏ đun nước uống thành 3 lần trong ngày.

 

II/ Những loại đồ uống mà người bị viêm xoang tuyệt đối không được dùng

1. Nước lạnh

phong-ngua-va-chua-benh-viem-xoang

Không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp.

2. Nước ngọt

Loại đồ uống này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang.

3. Các sản phẩm từ sữa

Sữa hoặc những thực phẩm làm từ sữa sẽ tạo ra đờm trong khoang mũi. Đờm làm phá hủy sự khô ráo trong xoang, làm nghẽn đường thông khí, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, người bệnh viêm xoang không nên uống sữa.

4. Đồ uống có cồn

phong-ngua-va-chua-benh-viem-xoang

Khi uống rượu hoặc những chất có chứa cồn sẽ nhanh chóng làm cơ thể bị mất nước. Từ đó làm xơ cứng niêm dịch và sưng phồng các lớp màng phủ trong mũi và xoang bởi tính lợi tiểu của nó.

Do kích thích sự tiểu tiện khiến cơ thể mất nhiều chất lỏng cần thiết, phá hủy niêm dịch làm nó chảy ra liên tục. Ngoài ra, cồn còn kích thích sự hồi lưu axit làm trầy xước và gây viêm xoang.

5. Cà phê

Các đồ uống này khiến cơ thể mất nước, là nguyên nhân gây ngạt mũi. Tình trạng trên, nếu không bổ sung đủ nước, việc loại bỏ chất nhầy gặp nhiều khó khăn hơn khiến bệnh viêm mũi càng khó điều trị.

6. Nước ép hoa quả

Hạn chế sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.

Đọc thêm: Bài thuốc đông y điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang