Làm thế nào để đối phó với bệnh viêm xoang khi trời nắng nóng?

Bệnh nhân Viêm xoang mũi luôn cảm thấy khó chịu trong mùa trời nắng nóng. Thông thường, nhiều người bị Viêm xoang dị ứng cứ nghĩ khi thời tiết ấm lên thì có lẽ bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu ai có suy nghĩ như vậy thì càng nên đọc kỹ bài viết này.

Làm thế nào để đối phó với bệnh viêm xoang khi trời nắng nóng?

Bởi lẽ, đây là thời điểm có rất nhiều yếu tố có thể khiến bệnh xoang trở nên nặng hơn như:
– Thay đổi thời tiết: Vào lúc giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là yếu tố bất lợi cho bệnh nhân viêm xoang (Ngày nóng, đêm lạnh).
– Thời tiết hanh khô: cũng là một trong những yếu tố bất lợi cho đường hô hấp. Độ ẩm thấp kèm theo khói bụi khiến chứng viêm xoang dị ứng càng nặng hơn.
– Ngồi điều hòa: Việc ngồi điều hòa thường xuyên và nhất là khi đi từ phòng máy lạnh ra ngoài trời làm chênh lệch nhiệt độ là một yếu tố gây bất lợi vô cùng cho bệnh nhân viêm xoang.
– Nắng nóng kéo dài: khiến cho cơ thể dễ mệt mỏi, sức đề kháng giảm.
– Thói quen ăn uống đồ lạnh mùa hè:  thói quen xấu này làm ảnh hưởng đến amidan của bạn, đó cũng là tác nhân chính gây ra bệnh viêm xoang.

viem-xoang-khi-troi-nang-nong
Viêm xoang khi trời nắng nóng

Cách phòng tránh bệnh viêm xoang vào mùa hè

Nắng nóng, sử dụng điều hòa không đúng cách, sức đề kháng yếu, cơ địa dị ứng…được coi là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm xoang bùng phát vào mùa hè. Để phòng tránh căn bệnh viêm xoang trong mùa hè hãy cùng tuân thủ những nguyên tắc dưới đây nhé!

+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và làm việc trong môi trường bụi bặm, ô nhiễm…

viem-xoang-khi-troi-nang-nong
Mọi người nên đeo khẩu trang khi ra đường

+ Uống nước ấm hoặc nước mát có nhiều kiềm (nước khoáng, chè xanh), ngủ nghỉ hợp lí

+ Giữ ấm cổ, đặc biệt là về đêm và khi thường xuyên phải tiếp xúc với điều hòa (làm việc + nghỉ ngơi)

+ Khi bị viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm…nhất thiết phải điều trị kịp thời, đúng cách, tránh để tiến triển thành bệnh viêm xoang mũi.

+ Chỉ sử dụng điều hòa khi thật sự cần thiết. Thêm vào đó, nên sử dụng các loại máy điều hòa có tính năng tạo ẩm hoặc sử dụng  máy phun sương hay đơn giản là để chậu nước nhỏ trong phòng có điều hòa. Các cách này sẽ giúp không khí bớt khô, hạn chế tình trạng khô mũi, khó chịu.

+ Nhiệt độ lý tưởng cho việc sử dụng điều hòa trong mùa hè là từ 26 – 28 độ C. Không nên để nhiệt độ chênh lệch bên trong phòng và bên ngoài quá cao, dễ gây sốc nhiệt, khiến bệnh viêm xoang tái phát.

+ Vệ sinh điều hòa thường xuyên, tránh bụi bẩn, nấm mốc… bám vào điều hòa gây ô nhiễm không khí trong phòng.

+ Tránh để quạt, điều hòa xả trực tiếp vào khu vực đầu, cổ khi làm việc hoặc nằm ngủ.

+ Không tắm khi người đang còn mồ hôi.

+ Với những người có cơ địa dị ứng thì việc tránh sử dụng những thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ hải sản, đồ cay nóng, đồ ăn lạnh, để lâu ngày…sẽ hạn chế tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng.

+ Tránh nuôi động vật như chó, mèo, các loại hoa…trong phòng và xung quanh nơi ở

+ Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, tránh nấm mốc, vi khuẩn cư trú…

>> Đọc thêm: Cơ duyên kỳ lạ của nữ ‘thần y’ với bài thuốc quý đặc trị viêm xoang