Nam xoang: Tìm hiểu về cách nhận biết bệnh viêm xoang do nấm và điều trị

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang như: mô trường ô nhiễm, cơ địa dị ứng, vi khuẩn… nhưng nguyên nhân gây bệnh viêm xoang do nấm (hay còn gọi là nam xoang) thì được rất ít người chú ý đến. Chính vì thế nó thường gây bệnh nặng, nguy hiểm mới được phát hiện ra.

Nam xoang: Tìm hiểu về cách nhận biết bệnh viêm xoang do nấm và điều trị

Nấm thường có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta: trong đất, không khí, bụi bám trên đồ vật. Khi bạn hít phải các bào tử nấm chúng sẽ âm thầm gây bệnh.

nam-xoang
Viêm xoang do nấm

Bệnh viêm xoang do nấm (nam xoang) thường gặp nhất là do nấm Aspergillus gây ra. Nấm Aspergillus có hơn 300 chủng loại nhưng chỉ có khoảng 7 loại gây bệnh cho người, đó là: Aspergillus fumigatus (90% gây bệnh cho xoang), flavus, glaucus, versicolor, nidulans, niger… Bào tử nấm được tìm thấy trong đất, trong không khí nhiều bụi bặm và trong các chất hữu cơ, thực vật thối rữa… Khi ta hít phải các bào tử này, chúng sẽ bám vào những hốc mũi xoang chờ cơ hội gây bệnh.

Những yếu tố thuận lợi cho việc nhiễm nấm

Vùng khí hậu nóng và ẩm ướt, nhiều bụi bặm: Trong 24 trường hợp nhiễm nấm phát hiện ở Pháp, có đến 15 trường hợp ở các vùng gần sát Ðại Tây Dương, khí hậu ẩm hơn những vùng khác. Ở Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam, do khí hậu mưa và ẩm nhiều tháng trong năm nên thích hợp cho nấm mốc phát triển.

Nghề nghiệp: Những người làm nghề nông hoặc tiếp xúc thường xuyên với ngũ cốc. Mc Guirt quan sát thấy bệnh phần lớn xuất hiện ở những người làm nông nghiệp vùng Ðông nam Hoa Kỳ; Còn trong 12 trường hợp chúng tôi nêu trên có đến 75% làm nghề nông.

Yếu tố tại chỗ: Nấm Aspegillus khi xâm nhập vào mũi xoang thường nằm im tại chỗ, chỉ gây bệnh khi có những yếu tố thuận lợi. Ðó là những yếu tố làm giảm thông khí xoang và giảm sự dẫn lưu của xoang như: tắc lỗ thông mũi xoang do viêm xoang mạn tính, polype mũi xoang, dị vật trong mũi xoang.

– Yếu tố toàn thân: Người bệnh bị suy giảm miễn dịch (khi mắc các bệnh về máu, điều trị bằng hóa chất, dùng thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm HIV…, bệnh tiểu đường, dùng thuốc corticoide kéo dài, kháng sinh phổ rộng.

Biểu hiện lâm sàng của nam xoang

Giống như viêm xoang do những tác nhân khác, viêm xoang do nấm cũng cho những triệu chứng tương tự. Tùy theo xoang bị bệnh mà có triệu chứng khác nhau.

Những triệu chứng thường gặp là nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi trong hay đục. Trong viêm xoang hàm thường đau nhức vùng gò má, thái dương. Viêm xoang bướm nhức đầu thường khu trú ở vùng đỉnh, vùng chẩm lệch về bên xoang bị bệnh. Ðôi khi khịt mũi, khạc đàm có lẫn ít máu. Thời gian phát hiện bệnh thường kéo dài do không nghĩ đến viêm xoang do nấm (nam xoang).

Nấm có thể phát triển thành khối choán đầy trong xoang, phá hủy các thành xoang rồi xâm lấn vào những cơ quan lân cận như hốc mắt, sọ não. Nấm xâm nhập vào hốc mắt sẽ làm mắt bệnh nhân bị mờ dần và có thể bị mù vĩnh viễn. Nếu xâm nhập vào nội sọ sẽ gây viêm màng não, viêm não; hoặc xâm nhập vào các dây thần kinh và mạch máu sẽ gây liệt các dây thần kinh và gây chảy máu ồ ạt khiến bệnh nhân tử vong.

>> Xem thêm: Viêm họng

Xét nghiệm cận lâm sàng

X-quang thông thường có thể nghi ngờ khi thấy xoang mờ với những ổ lắng đọng calci. Tuy nhiên, có đến 55% X-quang thông thường không phát hiện được hoặc nhầm với vài bệnh khác của xoang.

CT-scan: Cho hình ảnh rõ hơn phim thường:

– Mật độ cản quang tăng ở giữa đám mờ, đôi khi dưới dạng một khối giả u.

– Hình ảnh đám vôi trong xoang.

– Hình ảnh hủy xương các thành xoang hoặc các vách xương dày lên.

Tuy nhiên để chẩn đoán xác định và định danh nấm phải nhờ đến các xét nghiệm khác như:

Giải phẫu bệnh lý: Khi mổ xoang nhìn thấy trong xoang những khối giống như dung nham núi lửa màu nâu đen, dễ vỡ hoặc giống như bùn màu xanh đen nên nghi ngờ đến nấm. Nhìn dưới kính hiển vi thấy những sợi nấm và những bào tử nấm thâm nhập trong các lớp của niêm mạc xoang.

Xét nghiệm vi sinh: Khối nghi ngờ là nấm được nuôi cấy trong môi trường thích hợp cho chúng sinh sôi nảy nở nhiều lên. Sau đó quan sát dưới kính hiển vi dựa vào hình thái của sợi nấm cũng như kích thước, màu sắc của bào tử nấm để định danh nấm.

Huyết thanh chẩn đoán: Xét nghiệm máu có thể biết được bệnh nhân có bị nhiễm nấm hay không. Có những thử nghiệm miễn dịch đặc hiệu cho nhiễm nấm Aspergillus như: Phản ứng kết tủa với thạch, phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động, thử nghiệm ELISA, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Huyết thanh chẩn đoán thường âm tính trong những trường hợp bệnh nấm mũi xoang ở giai đoạn chưa xâm lấn và dương tính cao ở giai đoạn xâm lấn.

Ðiều trị viêm xoang do nấm:

Như đã nêu trên, nấm chỉ gây bệnh ở mũi xoang khi gặp điều kiện thuận lợi, vì vậy phải giải quyết những yếu tố đó như lấy dị vật trong mũi xoang, giải quyết những nguyên nhân gây bít tắc xoang như cắt polyp, khối u hoặc những dị hình khác…

Khối nấm trong xoang phải được lấy ra, bơm rửa sạch lòng xoang.

Thuốc kháng nấm được sử dụng tùy theo giai đoạn của bệnh và có khi phải phối hợp nhiều loại; Tuy nhiên thuốc kháng nấm thường gây độc cho gan nên thường phải kiểm tra chức năng gan trước khi dùng thuốc.

Ngày nay sự tiến bộ của chẩn đoán hình ảnh trong y khoa (CT-scan, MRI…), những phát triển về kỹ thuật vi sinh và huyết thanh chẩn đoán đã giúp phát hiện và định danh nấm gây bệnh một cách chính xác. Nhờ đó phẫu thuật nội soi trong tai mũi họng và việc tiếp cận với xoang trở nên dễ dàng hơn, giúp quan sát được rõ ràng bệnh tích và tổn thương xoang. Tuy nhiên để lấy ra những khối nấm lớn, đôi khi phải nhờ phẫu thuật kinh điển.

Ở nước ta, với khí hậu nóng ẩm và gần 80% dân số làm nghề nông, nam xoang không phải là một bệnh hiếm gặp. Nói chung viêm xoang do nấm có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn chưa xâm lấn. Tiên lượng xấu nếu bệnh nhân đến khám trong giai đoạn xâm lấn và có biến chứng nội sọ.

>> Đọc thêm: Nước mũi màu xanh báo hiệu bạn đang mắc bệnh gì?