Nên làm gì khi trẻ bị sổ mũi kéo dài?

Sổ mũi kéo dài, nếu kèm theo tình trạng sổ mũi xanh, nước mũi đặc quánh có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…

Nên làm gì khi trẻ bị sổ mũi kéo dài?

Sổ mũi là bệnh lý thường gặp ở trẻ

Sổ mũi là bệnh lý thường gặp ở trẻ, nhưng có rất nhiều trường hợp trẻ bị sổ mũi dài ngày mà không khỏi dù bố mẹ đã dùng nhiều biện pháp chữa trị. Vấn đề sẽ chẳng đáng lo với những phụ huynh có kinh nghiệm. Nhưng với những ai lần đầu làm cha mẹ thì sẽ không khỏi lo sợ, bất an khi thấy trẻ đột nhiên bị bệnh.

tre-bi-so-mui-keo-dai

Tình trạng sổ mũi kéo dài không những gây mệt mỏi cho trẻ mà còn dẫn đến những bệnh hô hấp nghiêm trọng. Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ là không thể xem thường.

Khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi, hoặc nước mũi đổi màu, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh.

Phòng sổ mũi cho trẻ

Để hạn chế tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ, cha mẹ hãy lưu ý những điểm sau đây:

  • Trẻ cần ngủ đủ để tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết. Số giờ ngủ tiêu chuẩn của bé phân cấp theo các độ tuổi khác nhau như:
  • Sơ sinh: 18h/ngày.
  • Mẫu giáo: 12-14h/ngày.
  • Tiểu học: 11h/ngày.
  • Trẻ nên rửa tay thường xuyên vì 80% các loại bệnh nhiễm trùng đều đường lây qua tiếp xúc.
  • Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt khi trong nhà có người bị bệnh. Virus có thể sống tới 2h trên bàn ăn, điều khiển tivi, tay vịn cầu thang, nắm đấm cửa…
  • Dạy con cách xì mũi, che miệng khi ho; không dùng chung bát ăn, cốc uống nước, bàn chải răng… để tránh lây lan vi khuẩn.

Cách điều trị khi trẻ bị sổ mũi

Vệ sinh mũi

tre-bi-so-mui-keo-dai

Vệ sinh sạch mũi thường xuyên cho trẻ chỉ bằng các bước đơn giản:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một phía rồi đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.
  • Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Mẹ nên chọn lọ nước muối biển mà khi ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt vẫn hoạt động.
  • Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về phía còn lại.

Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi mẹ mới cho trẻ ăn.Với trẻ lớn, mẹ có thể để con ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt. Sau đó thì xì sạch mũi.Ngoài ra có thể thay thế bình xịt bằng cách dùng lọ nước muối sinh lý 0,9% và 1 xi lanh 10 ml. Mẹ dùng bơm tiêm 10 ml bơm nước muối vào mũi theo các bước như trên sau đó xì sạch mũi ra.

Kê gối của trẻ cao hơn một chút so với ngày thường cho trẻ dễ thở. Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà lên áo, chăn, gối của trẻ. Tuy nhiên chỉ nên nhỏ một lượng vừa phải, để trẻ không bị cay mắt hoặc chạm vào da, gây bỏng da

Nếu trẻ bị nhiễm virus, mẹ chỉ cần vệ sinh mũi, giữ ấm cho trẻ, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn, ngoài vệ sinh mũi, trẻ còn cần được điều trị bằng kháng sinh trong 5-7 ngày (theo đơn của bác sĩ sau khi khám). Ngoài ra nếu triệu chứng sổ mũi liên tục, kéo dài mặc dù đã điều trị đúng và đủ, trẻ có thể phải cần nạo VA để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

  • Vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp…
  • Giữ ấm và vệ sinh thân thể cho trẻ, tuyệt đối không cho trẻ tắm nước lạnh nhưng cũng không được kiêng tắm cho trẻ. Nên vệ sinh thân thể hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm và lau người thật khô trước khi mặc quần áo cho trẻ.

tre-bi-so-mui-keo-dai

  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng giàu khoáng chất (rau, củ, quả), đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất béo, đạm, tinh bột, vitamin), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) và chia làm nhiều bữa cho trẻ.
  • Có thể áp dụng các phương pháp dân gian trị cảm như dùng các loại lá tía tô, kinh giới, hành… thái nhỏ vào món cháo của trẻ (nếu trẻ có thể ăn được).

Với biểu hiện ho (khan hoặc có đờm), có thể hấp húng chanh/quất với mật ong cho trẻ uống và có thể cho trẻ dùng các loại siro có tác dụng trị cảm và ho. Nếu trẻ sốt cao, từ 38,5 độ trở lên thì dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn.

Như vậy, nếu trẻ bị ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần phải quá lo lắng, chỉ cần áp dụng các biện pháp kể trên trong thời gian nhất định. Còn nếu thấy các triệu chứng tăng nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng kháng sinh để phòng các biến chứng sưng phổi, viêm đường hô hấp cấp…

Lưu ý khi dùng kháng sinh

Thuốc kháng sinh chỉ là giải pháp cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi xuất hiện sốt cao và sổ mũi không dứt sau hai tuần, hoặc – thay vì thuyên giảm, tình trạng sổ mũi càng nghiêm trọng hơn, nước mũi bắt đầu đặc quánh, chuyển sang màu xanh. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng kháng sinh cho trẻ.

>> Đọc thêm: Chữa viêm xoang cho trẻ em