Viêm xoang ở trẻ em và 4 điều cần chú ý

Viêm xoang ở trẻ em thuộc một trong những căn bệnh mà các phụ huynh cần chú ý quan sát. Bệnh không chỉ khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập mà còn có thể dẫn đến loạt biến chứng nguy hiểm.

 

Viêm xoang ở trẻ em là gì?

Viêm xoang mũi ở trẻ em về cơ bản cũng giống như bệnh xoang thông thường tại người lớn, có 3 loại sau:

  • Viêm xoang cấp tính (viêm xoang cấp ở trẻ em): Loại này được xếp vào loại viêm xoang ngắn hạn, thời gian kéo dài không quá 12 tuần. Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em sẽ dần được cải thiện nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị.
  • Viêm xoang mãn tính: Kéo dài trên 12 tuần.
  • Viêm xoang mãn tính hồi viêm từng đợt: là tình trạng nhiễm trùng xoang tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh có thể phát thành 3-4 đợt viêm xoang cấp tính ở trẻ em trong một năm.
Viêm xoang ở trẻ em và 4 điều cần chú ý
Bạn cần chú ý đặc điểm của viêm xoang ở trẻ em tránh để biến chứng nguy hiểm xảy ra

 

Viêm xoang ở trẻ em xảy ra khi độ ẩm tương đối trong xoang của trẻ bị biến đổi, các mô lót xoang bị nhiễm trùng, sưng tấy và viêm nhiễm. Viêm mũi xoang trẻ em là tình trạng rất phổ biến, cảm lạnh hoặc dị ứng đều có thể dẫn đến bệnh viêm xoang ở trẻ em.

Nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em

Nguyên nhân bệnh viêm xoang ở trẻ em chủ yếu là do cơ thể trẻ không thích nghi kịp với sự thay đổi thời tiết, hệ miễn dịch yếu nên dễ bị dị ứng. Hai triệu chứng phổ biến dẫn đến tình trạng viêm xoang mũi ở trẻ em là cảm lạnh và dị ứng.

Khi trẻ mắc cảm lạnh hoặc dị ứng đường mũi khiến các mô lót xoang bị sưng, viêm nhiễm gây bít tắc, đồng thời tăng tiết dịch nhầy ở xoang. Chất nhầy càng ngày càng nhiều và mắc kẹt lại trong các ổ xoang, ứ đọng, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tạo dịch mủ. Dịch mủ đặc khó thoát ra ngoài nên gây ra tình trạng bít tắc, tăng áp lực lên xoang làm đau nhức xoang, dịch mủ có thể chảy xuống họng khiến người bệnh nhiễm trùng họng, ho liên tục.

Viêm xoang ở trẻ em và 4 điều cần chú ý
Viêm xoang ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường nếu không được chú ý kỹ

 

Ngoài ra, nguyên nhân viêm xoang ở trẻ em một phần cũng là do cơ địa. Một số trường hợp trẻ sau đây mang nguy cơ mắc viêm mũi xoang trẻ em cao hơn: Cấu trúc giải phẫu của mũi bất thường (lệch vách ngăn mũi, u, polyp), nhiễm trùng răng, chấn thương mũi, dị vật trong mũi, dị tật bẩm sinh ở vòm miệng (hở hàm ếch), mắc các vấn đề về axit dạ dày (bệnh trào ngược dạ dày thực quản)…

Viêm xoang ở trẻ em khác gì so với người lớn?

Bệnh viêm xoang ở trẻ em có một số điểm khác với viêm xoang người lớn. Ở lứa tuổi nhỏ, hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, các xoang có mối liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc, xoang hàm có khi trẻ 3-4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ 7-8 tuổi, hệ thống xoang được hoàn thiện ở người 20 tuổi.

Kích thước xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên việc chẩn đoán cũng như chữa viêm xoang ở trẻ em gặp nhiều khó khăn hơn, các triệu chứng điển hình khó khai thác được chính xác, đặc biệt là viêm xoang ở trẻ em 3 tuổi.

Chẩn đoán viêm xoang ở trẻ em

Bác sĩ khi chẩn đoán về bệnh viêm xoang trẻ em thường sẽ chú ý đến các biểu hiện và tiền sử của người nhà trẻ bị viêm xoang.

Khám bệnh thấy tình trạng niêm mạc mũi trẻ bị phù nề, xuất hiện nhiều dịch, khe giữa đọng nhiều mủ vàng xanh, một số trường hợp viêm mũi xoang lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng hình thành polip mũi, tổ chức V.A tại trần vòm trở nên quá phát và đọng mủ. Quan sát ở họng miệng thấy mủ vàng xanh bám đầy thành sau họng xuống tận dưới hạ họng.

Trẻ mắc viêm xoang ở trẻ em thì màng tai thường dày đục và lõm, một số trẻ có hiện tượng ứ đọng dịch trong hòm tai do sự thông khí kém giữa tai và mũi họng.

Viêm xoang ở trẻ em và 4 điều cần chú ý
Nếu có bất kỳ dấu hiệu gì của viêm xoang trẻ em, bạn nên đưa ngay trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán điều trị kịp thời

Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu trẻ thực hiện các bài kiểm tra thể chất, làm một số xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Chụp X-quang cho xoang: Kết quả kiểm tra X-quang các xoang có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh của trẻ để đưa ra phương pháp điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em phù hợp nhất.
  • Chụp CT xoang: Chụp CT cho hình ảnh chi tiết hơn X-quang.
  • Nuôi cấy mẫu bệnh phẩm lấy từ xoang: Người ta sẽ quét một miếng gạc vào trong mũi để lấy mẫu rồi kiểm tra các vi khuẩn trong mẫu. Có thể lấy mẫu đem đi nuôi cấy rồi dùng mẫu nuôi cấy để thực hiện những xét nghiệm khác.

Viêm xoang ở trẻ em có thể gặp kể cả trẻ sơ sinh, với những chia sẻ trên hy vọng các bậc phụ huynh có thể chăm sóc tốt hơn và tiến hành phòng ngừa, điều trị viêm xoang trẻ em một cách khoa học. Tránh để trẻ gặp những biến chứng nguy hiểm về hô hấp hay nội sọ sau này.