Mẹo chữa viêm xoang bằng lá trầu không

Mẹo chữa viêm xoang bằng lá trầu không đơn giản và an toàn. Theo nghiên cứu Y học hiện đại,thành phần lá trầu không có chứa gần 3% thành phần tinh dầu có chứa hoạt tính diệt khuẩn, diệt nấm rất mạnh. Bởi vậy chúng được dùng chuyên trị các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là điều trị tắc nghẽn mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng gây ra.

“Miếng trầu là đầu câu chuyện” – Lá trầu không quen thuộc với người Việt. Không chỉ có thế, lá trầu không còn mang đến nhiều công dụng chữa bệnh mà có thể nhiều người vẫn chưa biết.
Lá trầu không có tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Nhìn bề ngoài lá trầu không dễ bị nhầm lẫn với lá lốt việc nhận dạng chính xác là điều cần thiết. Trầu không là cây nhỡ leo nhẵn; lá có cuống có bẹ, phiến hình trái xoan, có gốc hơi không cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp; gân gốc thường là 5; hoa khác gốc, mọc thành bông.
Công dụng của lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm và chống ngứa. Trầu không được xem như là vị thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét.

Dân gian thường dùng lá trầu không để trị hàn thấp nhức mỏi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, trị hôi miệng, chữa viêm nhiễm phụ khoa, nhức đầu khó thở và hỗ trợ điều trị đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi. Ngoài ra lá trầu không cũng được dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở, chữa bỏng,…
Còn theo Y học hiện đại, thành phần lá trầu không chứa 0,8 – 2,4% tinh dầu thơm, có vị nồng mà chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng như một kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli. Cũng chính vì thế mà lá trầu không được ứng dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, trong đó có các bệnh viêm đường hô hấp: điển hình là làm giảm tắc nghẽn mũi, diệt khuẩn trừ nấm chữa viêm xoang hữu hiệu.

Hướng dẫn cách dùng lá trầu không trị viêm xoang

Để làm giảm triệu chứng viêm xoang và hạn chế khả năng bệnh tái phát bằng lá trầu không rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần lấy 5-10 lá trầu không tươi (loại lá bánh tẻ không già quá cũng không được non quá), sau đó ngâm rửa sạch với nước muối loãng rồi đem vò nát cho vào nồi. Thêm khoảng nửa lít nước đun sôi khoảng 5 phút rồi đem xông mũi cho đến khi nước nguội. Tinh chất từ lá trầu đi vào xoang mũi giúp giảm viêm sưng và thoát dịch mủ, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay.


**Lưu ý khi sử dụng lá trầu không xông mũi:
Chú ý giữ khoảng cách vừa phải: Nếu quá gần sẽ gây bỏng, nếu xa quá sẽ không có tác dụng.
Trong quá trình xông nên chuẩn theo 1 khăn mềm để lau nước mũi chảy ra liên tục.
Bài thuốc xông hơi mũi xoang này có thể sẽ khác nhau tùy vào cơ địa của người dùng, cũng như tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau mà hiệu quả mang lại là khác nhau.
Không nên lạm dụng cách xông hơi trị viêm xoang này thường xuyên vì sử dụng khói xông nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.