Viêm xoang có thể xảy ra ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tần suất nhỏ hơn của người lớn, tỉ lệ khoảng 0,1% trong tổng số các bệnh nhân viêm xoang, viêm xoang trẻ sơ sinh chủ yếu là viêm hệ thống xoang sàng.
Dấu hiệu viêm xoang trẻ em
Trẻ em bị viêm xoang các triệu chứng thường kéo dài 10-14 ngày hoặc hơn. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên lưu ý cho trẻ đi khám.
Ngoài ra, những biểu hiện của viêm xoang trẻ em cũng dễ bị nhầm lẫn với nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em. Triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp như sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc thường chỉ kéo dài trong 5-7 ngày, bệnh thường do vi rút gây ra nên không cần phải dùng tới thuốc. Tuy nhiên nếu trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp kéo dài nhưng các bà mẹ lại chủ quan không xem xét thì khả năng bệnh sẽ tiến triển thành viêm mũi xoang trẻ em.
Viêm xoang trẻ em thường xảy ra ở trẻ nào?
Trong mấy năm gần đây, trẻ em bị viêm xoang đang ngày càng trở nên phổ biến, thường bệnh tiến triển từ triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ. Trẻ có cơ địa dễ mắc dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá thụ động từ những người xung quanh, hơi khói từ các ku công nghiệp, hơi khói từ bếp than,… mang nguy cơ mắc viêm xoang trẻ em cao.
Hoặc sự giảm dần diện tích cây xanh trong môi trường sống cũng làm tỉ lệ trẻ em mắc viêm xoang gia tăng hơn. Theo một kết quả khảo sát, viêm xoang trẻ em chiếm 1,7% tổng số bệnh nhân mắc các vấn đề về tai mũi họng tại học đường. Tỉ lệ bé trai mắc bệnh viêm mũi xoang trẻ em gần xấp xỉ với bé gái ( bé trai chiếm 54%, bé gái chiếm 46%).
Chữa viêm xoang trẻ em như thế nào?
Điều trị viêm xoang trẻ em chủ yếu thường sử dụng thuốc đặc trị như kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng hoặc sử dụng nước muối sinh lý hay nước biển sâu làm vệ sinh mũi. Viêm xoang ở trẻ em đều đáp ứng tốt với kháng sinh, các kháng sinh khuyến nghị an toàn và hiệu quả cho trẻ là nhóm betalactam. Theo chuyên gia y tế, việc sử dụng kháng sinh chữa viêm xoang trẻ em kéo dài ít nhất 7 ngày sau khi các triệu chứng khỏi hoàn toàn.
Khi bệnh viêm xoang ở trẻ kéo dài trên 12 tuần hoặc viêm xoang cấp tái phát trên 4-6 lần trên năm thì các mẹ nên đưa bé đến phòng khám chuyên khoa để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ, trường hợp này có thể điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật xoang ở trẻ em chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ sử dụng khi trẻ bị viêm xoang nặng, thường xuyên tái phát, viêm xoang mạn tính không đáp ứng điều trị nội khoa.
Phòng tránh viêm xoang trẻ em như thế nào?
Khi trẻ bị ốm và bắt đầu có những dấu hiệu liên quan đến viêm xoang, bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, tuân thủ theo sự hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng thuốc hay ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Bạn nên giữ nhà cửa, đặc biệt là không gian quanh trẻ luôn thông thoáng, sạch sẽ, tránh nuôi súc vật trong nhà. Hạn chế sử dụng máy lạnh trong phòng trẻ, nên có máy phun sương trong phòng nếu bắt buộc phải dùng tới điều hòa.
Không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, không cho bé đến gần những khu vực khói bụi nhiều, như khu công nghiệp, nhà máy, bếp than,… Tạo không gian sống nhiều cây xanh, thoáng mát không khí sẽ phòng tránh được tối đa bệnh viêm xoang trẻ em.
Cho trẻ mang khẩu trang y tế chất lượng mỗi khi ra đường để giảm nguy cơ hít phải khói bụi và các chất gây ô nhiễm khác. Thường xuyên dùng nước muối sinh lý hay nước biển sâu để vệ sinh mũi cho bé.
Chú ý chăm sóc sức sức khỏe của trẻ hơn mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc thời điểm giao mùa.